HomeCategory

Quản Trị Nhân Sự

Giao tiếp rõ ràng, đàm phán như chuyên gia

85% thành công trong quản trị nằm ở khả năng giao tiếp hiệu quả với người khác. Để giao tiếp hiệu quả, bạn phải quyết định trở thành người nhạy bén và biết cách khéo léo chuyển tải thông điệp của mình theo các cách sau:

Trước hết, hãy học cách viết. Truyền thông văn bản đòi hỏi sự rõ ràng, khúc chiết, đơn giản và chính xác.

Thứ hai, hãy học cách giao tiếp trực diện. Tương tự như trong đàm phán, chuẩn bị là yếu tố then chốt để thành công trong giao tiếp. Hãy chuẩn bị sẵn thông điệp của mình và luôn suy nghĩ về câu trả lời cho câu hỏi: “Ở đó có gì cho đối phương?”

Thứ ba, hãy học cách thuyết trình trước đám đông một cách hiệu quả – đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn cần phát triển với cương vị nhà điều hành.
Ngoài ra, hãy trình bày ý tưởng mới thật chậm rãi thay vì hồi phúc và bắt mọi người lập tức phải làm khác đi.

Tất cả các nhà quản trị tài năng đều là những nhà đàm phán xuất sắc. Khi đàm phán cho mình và cho công ty, nhà quản trị có thể tuân theo một quy trình để đảm bảo khả năng thu được kết quả có lợi nhất.

Đầu tiên, trước khi bước vào một cuộc đàm phán, hãy dành thời gian suy nghĩ về giải pháp lý tưởng nếu cuộc đàm phán diễn ra tốt đẹp. Hãy vạch ra giấy chính xác từng điều mà bạn muốn trước khi gặp đối tác. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng chiếm 80% thành công của cuộc đàm phán.

Tiếp theo, hãy lên danh sách những gì bạn nghĩ là đối phương muốn đạt được trong cuộc đàm phán. Hãy đặt mình vào địa vị của đối phương và suy ngẫm trước về lập trường hoặc đòi hỏi của họ.

Hãy trở thành một đối tác đàm phán tuyệt vời, những nhà đàm phán tài năng là những người nồng hậu, thân thiện, bình tĩnh, lịch thiệp, giúp đỡ người khác và đối xử với đối phương bằng sự tôn trọng, lịch sự.

Cố gắng đạt đến một giải pháp đôi bên cùng có lợi – đây là mục đích chính của việc đàm phán. Tuy nhiên, không có cuộc đàm phán nào được gọi là chung cuộc, nhà quản trị cần sẵn sàng mở lại đàm phán, điều chỉnh các điều khoản và đều kiện để cả hai bên vui vẻ với thỏa thuận, hướng đến những cuộc đàm phán thành công khác trong tương lai

Kỹ năng sử dụng đòn bẩy trong quản trị nhân sự

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản lý nhân sự là truyền cảm hứng để đưa nhân viên của họ ngày càng tiến xa hơn trong môi trường doanh nghiệp.

Trước hết hãy làm việc chăm chỉ và chăm chỉ hơn nữa.

Thứ hai, làm việc nhanh hơn, tăng tốc. Đừng lãng phí thời gian.

Thứ ba, hãy làm việc nhiều giờ hơn. Bạn có thể tăng gấp đôi năng suất với công thức: Bắt đầu sớm hơn một chút, làm việc chăm chỉ hơn một chút và ở lại lâu hơn một chút.

Thứ tư, xác lập các ưu tiên, làm những việc quan trọng hơn trước.

Thứ năm, tự tạo áp lực cho bản thân.

Thứ sáu, khai thác tối đa lợi ích của hình thức làm việc nhóm, phân chia công việc cho nhiều người rồi sau đó cùng nhau phối hợp.

Nói cách khác, nhà quản trị cần ủy quyền, thu nhỏ quy mô, thuê ngoài và loại bỏ nhiệm vụ khi có thể để hoàn thành những việc quan trọng nhất với thời gian ngắn nhất.
Phối hợp ăn ý với các thành viên trong đội để gia tăng năng suất chung.

Kỹ năng nhận diện và loại bỏ những người yếu kém, các rào cản hoạt động

Trong bất kỳ một tổ chức nào cũng sẽ có một vài người năng lực kém hơn những nhân viên khác. Họ có thể yếu về mặt kiến thức hoặc về mặt kỹ năng, thậm chí là về mặt thái độ. Ai cũng luôn có những phán đoán nhanh nhạy về người có năng lực và người không. Không ai có thể giấu giếm hay che đậy được khả năng của mình.

Điều đặc biệt, giữ một người không phù hợp sẽ làm giảm tinh thần làm việc của các nhân viên khác. Là một nhà quản trị, bạn phải nhận diện chính xác, giải phóng người thiếu năng lực, để họ có thể tìm thấy công việc phù hợp hơn, nơi họ bộc lộ khả năng cũng như cống hơn cho công việc.

Vớ tư cách là nhà quản trị, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn là giúp nhân viên xác định những trở ngại chính yếu, cản trở họ. Khi đã xác định được trở ngại chính, hãy tập trung tất cả thời gian và sự chú ý của bạn vào việc loại bỏ trở ngại hoặc yếu tố giới hạn này.

Đồng thời, việc “loại bỏ” người yếu kém, rào cản hoạt động phải được lên kế hoạch và tiến hành một cách chuyên nghiệp.

Kỹ năng xây dựng đội ngũ làm việc hiệu quả, có tinh thần đồng đội

Quản trị không phải là giao việc một chiều từ trên xuống, mà là sự tương tác hai chiều giữa nhà lãnh đạo và nhân viên, cả hai cùng xây dựng một mục tiêu và cam kết đạt mục tiêu đó thông qua các kết quả then chốt cụ thể.

Xây dựng và dẫn dắt đội nhóm là kỹ năng không thể thiếu của nhà quản trị nhân lực. Một người làm công tác quản trị nhân lực hiệu quả là người nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên. Từ đó, tạo điều kiện và động viên, khuyến khích họ phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

Một nhà quản lý giỏi là người có khả năng xây dựng và dẫn dắt đội ngũ hiệu quả, mỗi thành viên đều cảm thấy được truyền động lực làm việc, có tinh thần đồng đội và cống hiến cho công ty. Từ đó, gia tăng năng suất lao động và giữ chân nhân tài hiệu quả.

Cần lưu ý, trong quản trị nhân lực, nhà quản lý là người đi đầu để dẫn dắt nhóm đi theo định hướng chung của công ty, không phải đi sau để tạo sức ép, đốc thúc nhóm.

Kỹ năng xác lập các tiêu chuẩn hoạt động

Đây là kỹ năng liên quan khá nhiều đến khả năng đưa ra quyết định của nhà quản lý.

Để thiết lập tiêu chuẩn hoạt động cho tổ chức, Nosouno đề xuất một số kỹ năng và lưu ý dưới đây mà bạn có thể tham khảo:

+ Phân tích các tiêu chuẩn với tư cách một nhóm
+ Đặt ra những tiêu chuẩn SMAR: S-Specific cụ thể; M-Mesurable đo lường được; A-Achievable có khả năng thực hiện; R-Realistic mang tính thực tế và T-Timetable có giới hạn thời gian).
+ Viết ra các tiêu chuẩn hoạt động của tổ chức
+ Công khai, minh bạch toàn bộ tiêu chuẩn hoạt động trong tổ chức
+ Tạo một kế hoạch hành động
+ Theo dõi và phản hồi liên tục
+ Tổng kết và đánh giá hiệu quả

Kỹ năng đặt ra những câu hỏi chủ chốt về hiệu quả quản trị

Kỹ năng đặt câu hỏi chủ chốt thường không xuất hiện trong bất kỳ danh sách năng lực quản lý hoặc yêu cầu mô tả công việc nào. Tuy nhiên, đặt câu hỏi hay và thông minh là một yếu tố quan trọng trong công việc của nhà quản lý và đây cũng là điểm khác biệt giữa các nhà quản lý xuất sắc với những người kém hiệu quả hơn.

Nghệ thuật đặt ra những câu hỏi phù hợp và trả lời những câu hỏi ấy là xuất phát điểm giúp mọi cá nhân đạt được hiệu quả tuyệt vời. Câu trả lời sẽ giúp bạn kiểm soát mọi thứ. Nhà quản trị xuất sắc phải có câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi quan trọng.

Trong hoạt động quản trị, một số câu hỏi chủ chốt về hiệu quả gồm:

– Tại sao bạn được coi là nhân viên của tổ chức?
– Bạn có đóng góp gì độc đáo?
– Bạn đang cố gắng làm gì và bằng cách nào?
– Bạn giả định những gì?
– Có cách nào tốt hơn không?

Việc không ngừng đặt ra các câu hỏi sẽ khơi sâu hơn nhận thức sâu sắc, mở rộng tầm hiểu biết và mang lại những câu trả lời, ý tưởng và kiến giải giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, đồng thời có những đóng góp giá trị hơn cho tổ chức với thời gian thực hiện ngắn hơn.

Nosouno cho rằng, đặt câu hỏi đúng và chủ chốt không những giúp nhà quản trị khám phá ra vấn đề một cách hiệu quả, đưa ra quyết định chính xác hơn mà còn thúc đẩy sự tham gia cũng như phát triển tư duy phản biện của chính bản thân và cả nhân viên.