Thuật tuyển dụng : Hai nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của nhân viên

17/01/2023by myadmin0

Hai nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của nhân viên

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các nhân viên không hoàn thành công việc đúng thời hạn, nhưng có hai nguyên nhân chính khiến điều này không có cách giải quyết.

Lý do đầu tiên là nhân viên không có động lực, bất kể vì lý do gì. Bạn có thể tuyển dụng một nhân viên hoàn toàn xuất sắc, nhưng qua quá trình làm việc, hoặc do cuộc sống thay đổi nên cá nhân đó không còn niềm vui trong công việc. Những nhân viên này giờ đây chỉ làm việc như một cỗ máy và nhận tiền lương hằng tháng, mà không thực sự quan tâm đến công việc.

Theo nghiên cứu, gần như 64% các nhân viên có trạng thái xa rời công việc. Mức độ tinh thần cam kết hoặc lòng trung thành của họ với công ty ở mức thấp. Họ luôn trong trạng thái tìm kiếm công việc khác.

Bốn góc phần tư

Jack Welch, khi còn gi chức chủ tịch tập đoàn General Electric, đã soạn thảo một chuyên đề, hiện vẫn được sử dụng để giảng dạy tại các trường đại học kinh doanh trên khắp cả nước. Trong đó, ông đã mô tả triết lý liên quan đến các kiểu nhân viên từng làm việc tại General Electric và những nhiệm vụ thực hiện cùng họ ở nhiều giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp của họ.

Ông ấy chia nhân viên thành bốn loại, bao gồm: Có Năng lực, Không có Năng lực, Tuyển dụng, Không Tuyển dụng.

Thang đo 1

Có những nhân viên vừa có năng lực vừa có động lực. Họ “gặt hái” các giá trị và niềm tin cho General Electric. Họ là những người thực sự đóng góp và là những cộng sự xuất sắc trong công ty. Công ty được xây dựng từ chính những người này.

Thang đo 2

Có những nhân viên có năng lực nhưng không “gặt hái” các giá trị cho General Electric. Họ hoàn thành tốt công việc, nhưng họ cảm thấy giá trị của công ty là thứ gì đó xa vời, khác biệt với suy nghĩ và cách hành xử của họ.

Thang đo 3

Có những nhân viên không có năng lực nhưng họ vẫn “gặt hái” các giá trị cho General Electric. Họ tích cực, có động lực và đòi hỏi nhiều buổi huấn luyện, trải nghiệm. Công ty cố gắng thực hiện làm sao để chuyển những nhân viên này lên Thang đo 1.

Thang đo 4

Nhóm nhân viên thứ tư được Jack xác định là những người vừa không có năng lực ở công ty, vừa không tin tưởng vào các giá trị của General Electric. Những nhân viên này nên được công ty loại bỏ càng nhanh càng tốt.

Kết luận quan trọng

Nguyên nhân khiến chuyên đề này trở nên có sức ảnh hưởng lớn là bởi kết luận cuối cùng của tác giả. Welch phát biểu rằng “những nhân viên có năng lực nhưng không gặt hái giá trị cho công ty là nguyên nhân chính của các vấn đề, sự hiểu nhầm, chiêu trò và tiêu cực trong công ty.”

Nếu các nhân viên không có sự chuẩn bị để cống hiến toàn tâm toàn sức vào việc thực hiện nhiệm vụ theo cách tốt nhất mà họ có thể, thì việc bạn nên làm là động viên họ tìm nơi làm việc khác để họ có thể cống hiến nhiều hơn.

Có nhiều trường hợp khi một nhân viên đã từng hoàn thành xuất sắc công việc trong khoảng thời gian dài nhưng sau đó họ làm việc cho bạn “kém hiệu quả”. Việc này thường xảy ra do người này kết hôn hoặc vướng vào chuyện tình cảm. Họ có thể trở nên trì trệ vì chất kích thích, rượu bia hoặc những sự thay đổi khác trong cuộc sống. Bất kể lý do là gì thì đây cũng là thời điểm bạn để họ chuyển sang một hướng đi khác.

Năng lực và động lực

Khi thiết lập công ty cho một nhà tuyển dụng trước đây, tôi đã tuyển dụng rộng rãi và tìm thấy một số nhân viên tuyệt vời. Một phụ nữ mà tôi đã tuyển dụng cho vị trí quản lý và thư ký đã làm việc rất xuất sắc. Thái độ làm việc của cô ấy rất tốt. Cô ấy là một nhân viên chăm chỉ, sáng tạo và có đầu óc đổi mới. Cô ấy là người mà không ai có thể thay thế được trong suốt gần hai năm.

Rồi sau đó, chuyện tình cảm xảy ra không như ý và cô ấy “đánh mất mình”. Cô ấy trở nên tiêu cực, không có tinh thần hợp tác, làm việc không hiệu quả và không độc lập trong công việc. Dù tôi đã cố gắng nói chuyện nhiều lần để giúp cô ấy quay về trạng thái trước đây, nhưng không cải thiện được gì. Cuối cùng tôi phải để cô ấy ra đi và tìm một nhà tuyển dụng khác. Sau này tôi đã hiểu được rằng một nhân viên thay đổi theo hướng tiêu cực – từ xuất sắc thành tồi tệ không có gì là khác thường cả.

Thiếu năng lực

Nguyên nhân thứ hai khiến các nhân viên làm việc không đạt kết quả là do họ thiếu năng lực. Đơn giản là họ không thể thực hiện công việc. Nếu bạn tuyển dụng một nhân viên không có năng lực trong công việc, cho dù anh ấy có cố gắng thế nào thì bạn vẫn cần tự hỏi chính mình xem ai mới thực sự là người không có năng lực.

Peter Drucker nói rằng “một nhà quản lý tuyển dụng một nhân viên không có năng lực và gi người đó ở lại công ty thì họ cũng là người không có năng lực và không phù hợp với vị trí lãnh đạo.”

Ai là người không có năng lực? Những nhân viên không có kỹ năng, khả năng hay tài năng gì, người không thể thực hiện công việc, hay là người tuyển dụng những nhân viên không có năng lực?

Không may đó lại chính là những người đưa ra quyết định tuyển dụng những nhân viên không có năng lực.

Đối mặt với sự thật

Bạn gi chân nhân viên không có năng lực để đảm nhiệm công việc hiện tại càng lâu, trong khi tất cả mọi người đều biết nhân viên đó không thể thực hiện công việc, thì bạn càng làm mọi người xung quanh mất tinh thần.

Hơn nữa, bạn sẽ tạo ra ấn tượng mình là người có vẻ không có năng lực trong mắt sếp và đồng nghiệp. Họ sẽ nghĩ rằng bạn không thể thực hiện được công việc của mình.

Nếu công việc thay đổi và nhân viên ở vị trí đó không thể thay đổi hoặc từ chối trau dồi và nâng cao trình độ để hoàn thành công việc thì trách nhiệm của bạn là nhanh chóng đưa ra quyết định thay thế nhân viên.

Có một quy tắc là “mọi người hiểu hết mọi chuyện.” Mọi người biết ai có năng lực và ai không có năng lực. Khi bạn gi một nhân viên không có năng lực ở công ty thì ngược lại bạn sẽ bị xem là người không có năng lực. Nói một cách rộng hơn, bạn đang đối xử không công bằng với những nhân viên chăm chỉ, có năng lực bằng cách trả mức lương tương đương cho những người không có năng lực.

Thiếu động lực hay thiếu năng lực?

Bạn nhận định như thế nào về một nhân viên thiếu động lực và một nhân viên thiếu năng lực? Có một cách kiểm tra đơn giản là hãy đặt câu hỏi: “Nếu cuộc sống của nhân viên đó phụ thuộc vào công việc, thì anh ta có thể hoàn thành nó tốt chứ?”

Nếu nhân viên không thể thực hiện tốt công việc, ngay cả khi cuộc sống của họ phụ thuộc vào nó, thì có nghĩa là anh ấy không có năng lực. Nếu nhân viên có thể thực hiện tốt công việc khi cuộc sống của họ phụ thuộc vào nó thì có nghĩa là anh ấy không có động lực. Bạn phải tự mình quyết định câu trả lời.

Một thành viên thể hiện kém có thể khiến tinh thần cả đội giảm sút. Các thành viên trong đội luôn mong muốn được làm việc cùng với những đồng nghiệp có năng lực. Đây là một trong những trách nhiệm chính của bạn với vai trò là nhà quản lý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *