Thuật tuyển dụng : Liên tục nâng cao thành tích

17/01/2023by myadmin0

Liên tục nâng cao thành tích

Theo ước tính, đặc biệt trong các công ty đang tăng trưởng, một phần ba số nhân viên mới tuyển dụng sẽ thực hiện công việc một cách xuất sắc. Một phần ba sẽ có mức biểu hiện trung bình trong công việc, và một phần ba hóa ra là những chọn lựa sai lầm cho công việc, dù đó là trong thời gian ngắn hạn hay dài hạn khi công ty và công việc thay đổi.

Vì lý do này, bạn sẽ thường xuyên đối mặt với các vấn đề hiệu quả công việc giống như việc thở ra hít vào. Một trong những trách nhiệm chính của bạn trong vai trò nhà quản lý là giải quyết các vấn đề hiệu quả công việc và đảm bảo mỗi nhân viên được trả lương đều đang đóng góp tối đa cho công ty. Sa thải nhân viên là một kế sách cuối cùng. Khi các vấn đề về hiệu quả công việc xuất hiện, nếu bạn chứng minh được các tố chất lãnh đạo đúng đắn của mình cùng với khả năng thực sự để quản lý nhân viên hiệu quả, thì bạn sẽ giúp các nhân viên cải thiện thành tích công việc của họ và tránh được tổn thương khi bị sa thải.

Những công việc tốt nhất

Trong một nghiên cứu, khi các nhân viên được yêu cầu liệt kê các công việc tốt nhất mà họ từng làm, thì mỗi người sẽ nhớ lại một công ty cụ thể nào đó và sếp của họ. Câu hỏi tiếp theo là: “Tại sao đó là công việc tốt nhất mà bạn từng làm?”

Hai câu trả lời phổ biến cho câu hỏi này là: “Tôi cảm thấy sếp luôn quan tâm đến tôi với tư cách là một con người,” và “Tôi luôn biết mình được mong đợi điều gì.”

Có lẽ cách tốt nhất để đảm bảo hiệu quả công việc tối đa là bày tỏ các kỳ vọng một cách rõ ràng, tự tin và tích cực. Các nhân viên nên biết chính xác rằng bạn muốn họ làm gì, ở mức độ nào, thời hạn và thang đánh giá như thế nào cho thành tích công việc xuất sắc.

Nếu các nhân viên không có giới hạn kết quả rõ ràng trong công việc, không biết phải làm gì, tiêu chuẩn đánh giá ra sao thì năng suất làm việc của họ thường sẽ tụt dốc.

Khi các nhân viên hiểu rõ về công việc và có thể đo lường sự tiến bộ của mình trong công việc đang thực hiện thì họ sẽ nhận được một nguồn động lực liên tục, thúc đẩy họ tiến về phía trước.

Điểm mấu chốt thứ hai đối với việc nâng cao thành tích công việc là

s phản hồi thường xuyên. Ken Blanchard phát biểu rằng: “Phản hồi là b a sáng của người chiến thắng!”

Các nhân viên thường mất động lực và sự cam kết của họ khi không nhận được phản hồi thường xuyên hay cơ hội để trao đổi với sếp của họ mỗi ngày.

Nơi làm việc tuyệt vời

Mỗi năm, các nhà nghiên cứu ở Viện nghiên cứu Môi trường làm việc lý tưởng công bố một báo cáo đánh giá cảm giác của các nhân viên về công việc của họ.

Một trong những câu trả lời phổ biến, từ năm này qua năm khác, trong những công ty hàng đầu, là các nhân viên cảm thấy họ được tự do phát biểu suy nghĩ, cảm xúc, ý kiến với sếp, và được các sếp lắng nghe, thậm chí hành động theo đề xuất của họ. Trên hết, các nhân viên cảm thấy rằng họ có thể phát biểu hoặc thể hiện ý kiến không tán đồng mà không sợ bị chỉ trích hoặc mất việc.

Một trong những công việc chính của bạn là phản hồi thường xuyên cho nhân viên và nói với họ rằng họ đang làm việc hiệu quả như thế nào. Hãy cung cấp cho họ các ý tưởng và lời khuyên để họ thực hiện công việc tốt hơn.

Thường xuyên kiểm định

Điều quan trọng thứ ba để nâng cao thành tích công việc là “kiểm định những gì mà bạn kỳ vọng”. Một trong những điểm quan trọng đối với thành công trong công tác quản lý là nắm bắt đầu mối của tất cả công việc bằng cách thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc. Giống như một bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh nhân mỗi buổi sáng, bạn phải nắm bắt được nhịp độ hoạt động của doanh nghiệp.

Hãy thực hành “phương pháp quản lý qua hoạt động kiểm tra xung quanh”. Hãy đi quanh nơi làm việc và trao đổi với từng nhân viên mỗi ngày, hoặc nhiều hơn một lần mỗi ngày, để xem các nhân viên của bạn đang làm gì. Họ có gặp bất cứ vấn đề hay thắc mắc nào không? Bạn có thể trợ giúp điều gì để họ thực hiện công việc tốt hơn không? Hãy đề nghị giúp đỡ đồng thời đưa ra phản hồi, chỉ dẫn và lời khuyên. Hãy cung cấp thêm nguồn hỗ trợ nếu họ cần để thực hiện công việc.

Khi bạn phân công nhiệm vụ rõ ràng, đưa ra phản hồi rồi sau đó thường xuyên kiểm tra nhân viên để đánh giá mức độ thực hiện công việc của họ, bạn đang nói với họ rằng công việc của họ quan trọng. Nếu công việc của họ quan trọng, thì suy rộng ra họ cũng là những nhân viên quan trọng.

Không bao giờ giả định

Điểm quan trọng thứ tư để nâng cao thành tích công việc là không bao giờ giả định bất cứ điều gì. Không bao giờ giả định rằng mọi người đều hiểu hoặc biết những gì đang diễn ra. Không bao giờ giả định rằng họ đã hiểu họ được kỳ vọng như thế nào trong công việc. Hãy trao đổi liên tục về công việc với đồng nghiệp của bạn và mời họ đặt câu hỏi, sau đó cho bạn phản hồi. Bạn thường sẽ ngạc nhiên về sự khác biệt gi a quan điểm của họ về công việc mà bạn muốn họ thực hiện và quan điểm của bạn.

Trình bày rõ ràng về bản thân

Có hai tình huống khiến tôi cực kỳ bực mình với các nhân viên làm việc cho mình. Họ không thực hiện công việc tôi muốn họ làm và thực hiện không hiệu quả. Tôi ngày càng tức giận, đem vấn đề đó về nhà và cằn nhằn trong suốt bữa tối. Một hôm, vợ tôi hỏi: “Anh đã

trao đổi chính xác với những nhân viên này về suy nghĩ và cảm nhận của anh về công việc của họ chưa?”

Tôi trả lời: “Dĩ nhiên không! Họ đều trưởng thành. Anh cho rằng họ biết những gì họ được mong đợi để thực hiện công việc và tại sao anh không vui.”

Vợ tôi nói: “Tại sao anh không ngồi với họ và nói cho họ chính xác những gì mà anh đang nói với em? Anh có thể sẽ ngạc nhiên đấy.”

Vợ tôi nói đúng. Ngày hôm sau, tôi gọi từng nhân viên vào văn phòng và giải thích tại sao tôi bực mình với biểu hiện công việc của mỗi người. Họ đều không tin nổi và vô cùng ngạc nhiên. Họ không biết họ đang thực hiện công việc không theo cách mà họ được kỳ vọng. Họ không biết rằng tôi hay bất cứ ai khác đang thất vọng và không vui vẻ.

Ngay lập tức, họ hứa hẹn sẽ thay đổi bất cứ điều gì cần thiết để thực hiện công việc một cách xuất sắc. Và họ đã làm được. Tôi cũng đã học được một bài học đáng giá. Không bao giờ giả định rằng các nhân viên biết tại sao bạn không vui nếu bạn không chia sẻ với nhân viên đó và giải thích mọi chuyện rõ ràng.

Bạn có thể cải thiện hầu hết các vấn đề thành tích trong công việc bằng cách định hướng rõ ràng và thường xuyên phản hồi, đồng thời kiểm duyệt những gì bạn kỳ vọng, và không giả định bất cứ chuyện gì.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *