Thuật tuyển dụng : Phương pháp thành viên gia đình

17/01/2023by myadmin0

Phương pháp thành viên gia đình

“Phương pháp thành viên gia đình” là công cụ đưa ra quyết định cuối cùng để tuyển dụng một nhân viên cho công ty của bạn. Đây là k thuật cho phép bạn nhận định, suy nghĩ và quyết định sau khi hiểu rõ hơn về ứng viên.

Khi suy nghĩ về việc tuyển dụng ai đó, bạn nên tự hỏi chính mình một số câu hỏi. Đầu tiên là “Tôi thích người này hay không?” Đừng bao giờ tuyển dụng bất cứ cá nhân nào mà bạn cảm thấy không thích. Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong công ty của bạn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tính cách của mỗi người. Một người tiêu cực có thể phá hỏng thái độ và năng suất của những nhân viên khác trong môi trường làm việc đó.

Câu hỏi quan trọng mà bạn nên tự hỏi là: “Tôi có cảm thấy thoải mái khi mời người này đến nhà vào Chủ nhật để ăn tối cùng gia đình mình không?”

Lắng nghe lý trí mách bảo

Đây có phải kiểu người bạn muốn mời đến nhà, ăn tối cùng gia đình và trò chuyện cùng các thành viên trong gia đình mình hay không? Bạn có muốn người này gặp gỡ vợ/chồng và con cái của bạn không?

Nếu không, thì tại sao? Khi bạn đặt ra những câu hỏi này, bạn thường sẽ nhanh chóng tìm được câu trả lời theo trực giác. Điều quan trọng là tin tưởng rằng “lời thầm thì” này sẽ dẫn bạn đi đúng đường.

Sigmund Freud, một nhà tâm lý học vĩ đại nhất châu Âu, đã gặp tình huống tương tự khi ông phải đưa ra một quyết định quan trọng. Ông lấy một đồng xu ra khỏi ví rồi tung lên không trung, sau đó đặt nó lên mu bàn tay. Người đang nói chuyện cùng với ông ấy lập tức hỏi: “Anh định ra quyết định bằng cách tung đồng xu như thế này ư?”

Freud trả lời: “Khi tôi tung đồng xu để quyết định có hoặc không, tôi đã biết câu trả lời khi đồng xu đó vẫn còn ở trên không trung. Khi đồng xu ở trên không trung, tôi biết mình muốn nó chạm đất như thế nào.”

Hãy nghĩ về các con của bạn

Đây là một câu hỏi mấu chốt khác mà bạn có thể hỏi, đơn giản như việc tung đồng xu lên không trung: “Bạn sẽ cho các con của mình làm việc dưới cấp người này hoặc cùng người này không?” Nếu không, thì tại sao?

Một câu hỏi khác mà bạn có thể tự hỏi là: “Bạn có muốn dành 20 năm để làm việc cùng người này hay không?”

Hãy suy nghĩ khi phải làm việc cùng hoặc dưới cấp người này, gặp gỡ và trò chuyện với anh ấy mỗi ngày suốt 20 năm. Hãy tưởng tượng mình bị mắc kẹt trong một chiếc hộp hoặc một căn phòng nhỏ cùng người này trong một khoảng thời gian dài. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào về việc đó?

Những câu hỏi này cho phép bạn tập trung suy xét ứng viên ở mức k càng hơn, giống như việc điều chỉnh tiêu c ống kính máy ảnh để chụp được tấm ảnh rõ nét hơn.

Nếu câu trả lời của bạn dành cho những câu hỏi kiểu này là không thì đây là một lựa chọn sai lầm. Bạn phải luôn chọn những người khiến bạn cảm thấy thoải mái và tích cực, gần như bạn muốn họ trở thành thành viên của gia đình mình, vừa ở văn phòng vừa ở nhà.

Khi tôi tham gia một khóa học nâng cao về chọn lựa nhân sự , giáo sư giảng dạy đã giới thiệu cho chúng tôi một chuỗi các k thuật, bài kiểm tra, câu hỏi và bài tập để đưa ra quyết định tuyển dụng đúng đắn. Nhưng cuối chương trình học, giáo sư chia sẻ với chúng tôi rằng, trong lần phân tích cuối cùng, hãy luôn tin tưởng “bản năng tiềm tàng” của chính bạn. Mục đích chính của tất cả các bài kiểm tra và phỏng vấn là thu thập đủ thông tin, sau đó trực giác sẽ định hướng giúp bạn lựa chọn đúng đắn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *