Thuật tuyển dụng : Quá trình tuyển chọn

17/01/2023by myadmin0

Quá trình tuyển chọn

Quá trình tuyển chọn là chìa khóa mang lại thành công của công ty nói chung và của bạn nói riêng, trong vai trò là giám đốc điều hành. Quy tắc quản lý đầu tiên là tuyển chọn. 95% thành công của doanh nghiệp được quyết định bởi các nhân viên được tuyển dụng.

Nếu vội vàng lựa chọn thì bạn sẽ phải hối hận lâu dài. Hầu hết nh ng quyết định tuyển dụng vội vã đều dẫn đến sự thất vọng về sau. Một quyết định tuyển dụng không chỉ liên quan đến cuộc sống và công việc của bạn, mà còn ảnh hưởng đến thái độ, tính cách, kỹ năng, sự cống hiến và cuộc sống của nh ng nhân viên khác. Vì vậy, khi phải tuyển dụng ai đó, quy tắc đầu tiên và tốt nhất cho bạn là tuyển dụng từ tốn và lựa chọn cẩn thận.

Hãy nhẫn nại

Tuyển dụng là một môn nghệ thuật. Không thể vội vã. Giống như khi bạn vẽ một bức chân dung hay chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn vậy. Đôi khi, bạn có thể hoàn thành chúng nhanh chóng, nhưng trong hầu hết các trường hợp, bạn phải nhẫn nại để đảm bảo đưa ra quyết định đúng đắn.

Khi đảm nhận nhiệm vụ tuyển dụng một ai đó, bạn thường mắc phải sai lầm khi coi tuyển dụng là giải pháp cho vấn đề rắc rối mà mình đang gặp phải – sự quá tải hay mất cân bằng trong công việc khi ai đó vừa nghỉ việc hoặc công ty đang mở rộng quy mô.

Bạn mong đợi tuyển dụng một nhân viên giúp bạn giải quyết vấn đề này. Sau đó, bạn thâm nhập thị trường lao động, chọn lấy một người nào đó, rồi ném vấn đề rắc rối của bạn cho họ. Bạn hy vọng nhân viên mới sẽ sửa chữa lỗ hổng công việc trước đây bằng một cách nào đó.

Đây là cách nhìn nhận vấn đề tệ hại nhất. Rất nhiều doanh nhân, nhiều nhà sáng lập và điều hành các công ty quy mô nhỏ và vừa đều mắc phải sai lầm khi nhìn nhận con người là giải pháp cho mọi vấn đề. Đó là thái độ và phương pháp hoàn toàn sai lầm với công tác tuyển dụng.

Lựa chọn tồi sẽ phải trả giá đắt

Trong tuyển dụng, lựa chọn sai lầm sẽ phải trả giá rất đắt. Đừng bao giờ nghĩ rằng nếu lựa chọn không hiệu quả, bạn chỉ cần sa thải người đó và nhận một người khác vào. Đó chỉ là thái độ của một nhà quản lý thiếu kinh nghiệm và không đủ trình độ mà thôi.

Tuyển dụng là công việc tốn kém bởi ba nguyên nhân. Thứ nhất là bạn tiêu tốn thời gian của mình – thời gian bạn dành để thực hiện toàn bộ quá trình tuyển dụng, từ chuẩn bị, phỏng vấn, thuê mướn đến đào tạo các nhân viên mới.

Thứ hai, bạn phải chi một khoản cho tiền lương, các khoản phúc lợi và đào tạo nhân viên mới, những khoản mà nhân viên bị sa thải hoặc vừa bỏ việc đã mang đi.

Thứ ba, bạn bị hao hụt năng suất làm việc cá nhân, thêm vào đó là năng suất làm việc của nhân viên bị sa thải và nhân viên mới được tuyển dụng vào.

Hơn nữa, việc sa thải ảnh hưởng nhiều về mặt tinh thần. Một công ty có quá nhiều lần sa thải và tỷ lệ thay đổi nhân viên cao thì tinh thần của nhà quản lý (như bạn) cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến giảm hiệu quả và năng suất làm việc. Nhân viên trong công ty cũng chịu chung ảnh hưởng vì lo lắng không biết ai sẽ là người ra đi tiếp theo.

Theo tính toán của các chuyên gia nhân sự , nhà quản lý thường tiêu tốn khoảng 3-6 lần mức lương hằng năm của một nhân viên cho việc tuyển dụng một người nào đó rồi lại sa thải khi họ làm việc không hiệu quả. Đây là các khoản chi phí tài chính thực tế. Đó cũng là lý do tại sao các công ty có tỷ lệ thay đổi nhân viên cao thường là nh ng công ty đạt lợi nhuận thấp. Những công ty đạt lợi nhuận cao nhất lại có tỷ lệ thay đổi nhân viên ở mức thấp khoảng 1-2% mỗi năm.

Nếu bạn đang nóng lòng tìm kiếm một ứng viên thích hợp và tuyển dụng người đó thì hãy nhớ đến câu nói của Shakespeare: “Hãy vội vã một cách từ tốn.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *