Sử dụng đúng phương pháp lãnh đạo
Có một quy tắc như sau: bạn đừng bao giờ trông đợi mọi người thực hiện tốt một nhiệm vụ nếu họ chưa được đào tạo kỹ càng về phương pháp thực hiện nhiệm vụ đó một cách xuất sắc.
Paul Hersey, trong cuốn sách The Situational Leader (tạm dịch: Nhà lãnh đạo theo tình huống) của mình, đã đổi mới phương pháp quản lý và nhận thức khi làm việc với các nhân viên khác nhau dựa trên phương pháp bốn phần tư của anh ấy.
Anh ấy chỉ ra rằng mỗi nhân viên chỉ sở hữu kỹ năng và khả năng với một công việc cụ thể ở mức độ nhất định. Điều này dẫn đến yêu cầu áp dụng phương pháp lãnh đạo hiệu quả nhất để khuyến khích nhân viên đó đạt kết quả tốt nhất.
Phương pháp kể chuyện
Nếu nhân viên mới gặp hạn chế về kiến thức hoặc kỹ năng, hoặc không bị hạn chế bởi bất cứ điều gì khi làm công việc mới thì họ cần phương pháp quản lý trực tiếp. Vai trò của nhà quản lý là trao đổi với họ chính xác những gì cần thực hiện, hướng dẫn cách thực hiện công việc mới và giải thích chi tiết cho họ. Quản lý th c tiễn là điều rất cần thiết. Phương pháp này gọi là “Kể chuyện”.
Phương pháp bán hàng
Phương pháp lãnh đạo thứ hai trong mô hình này là “Bán hàng”. Người lãnh đạo vẫn đưa ra chỉ dẫn, nhưng sử dụng kiểu giao tiếp hai chiều và khuyến khích người này tạo động lực cho người kia thực hiện công việc.
Phương pháp tham gia
Phương pháp lãnh đạo thứ ba là “Tham gia”. Đó là khi lãnh đạo mời một nhân viên phản hồi và đặt câu hỏi về công việc, đồng thời trình bày phương pháp tốt nhất để hoàn thành công việc. Mức độ cam kết hoàn thành công việc t lệ với thời gian trước đó mà nhân viên thảo luận về công việc.
Phương pháp đại diện
Mức độ thứ tư và cao nhất trong công tác quản lý là “Đại diện”. Tức là người lãnh đạo vẫn tham gia vào việc đưa ra quyết định, nhưng quá trình và trách nhiệm đã được chuyển giao cho một cá nhân hoặc nhóm có kinh nghiệm ở hiện tại. Nhà lãnh đạo tham gia để điều tiết quá trình, phân công công việc và cho phép những nhân viên khác thực hiện nó.
Một phương pháp lãnh đạo đúng đắn phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của nhân viên liên quan đến công việc đó. Nhận thức quan trọng về phương pháp lãnh đạo tùy theo hoàn cảnh là khi một nhân viên mới đã có kinh nghiệm gia nhập vào công ty, nhà quản lý thường mắc sai sót khi cho rằng kinh nghiệm trước đó của họ hoàn toàn có thể áp dụng cho công việc mới. Thay vì sử dụng phương pháp quản lý trực tiếp, vì quá bận rộn, nhà quản lý sử dụng phương pháp lãnh đạo đại diện, khiến nhân viên mới bị bỏ mặc mà không được chỉ dẫn.
Nhân viên lễ tân mới
Cách đây vài năm, thông qua một quy trình tuyển dụng, chúng tôi đã chọn được một lễ tân mới khi doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng nhanh chóng. Nhân viên lễ tân mới thay thế nhân viên cũ, người vừa được thăng chức để phù hợp với trình độ học vấn của cô ấy.
Chúng tôi đã áp dụng Quy tắc số 3 và có nhiều người tham gia phỏng vấn với ứng viên n này. Cả hai chúng tôi đều ấn tượng với cô ấy và bị thuyết phục rằng cô ấy sẽ làm việc xuất sắc. Nhưng sau ngày đầu tiên nhận việc, nhân viên lễ tân cũ, người chịu trách nhiệm hướng dẫn người mới, đến gặp chúng tôi và nói rằng chúng tôi đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Nhân viên mới hoàn toàn không thích hợp. Cô ấy không thể thực hiện công việc và chúng tôi nên đổi người ngay lập tức.
Tôi khá ngạc nhiên. Sau đó, tôi hỏi cô ấy: “Chị đã hướng dẫn tất cả các nhiệm vụ của công việc mới một cách kỹ càng cho cô ấy chưa, bao gồm hệ thống điện thoại, máy tính và các phần mềm liên quan?”
Cô ấy trả lời, với vẻ ngạc nhiên: “Không, tôi chưa. Tôi cho rằng nếu như cô ấy được tuyển dụng cho vị trí công việc này, cô ấy đã biết phải làm như thế nào rồi chứ.”
Sau đó, tôi yêu cầu cô ấy quay lại gặp nhân viên mới và nhẫn nại chỉ dẫn mọi thứ mà nhân viên mới cần biết để vận hành hệ thống của chúng tôi, những điều khá mới mẻ. Nhân viên cũ có vẻ miễn cưỡng đồng ý.
Chuyển đổi đáng ngạc nhiên
Trong một tuần huấn luyện, nhân viên lễ tân mới có thể làm việc rất xuất sắc. Cô ấy dễ dàng trở thành người thành thạo trong công việc nhất, và bất cứ ai trong chúng tôi cũng nhận ra điều đó. Cô ấy không thể hiện được điều này trong ngày làm việc đầu tiên vì cô ấy chưa được hướng dẫn để thực hiện công việc một cách hợp lý. Cô ấy đã làm việc cùng chúng tôi trong nhiều năm, cho đến khi kết hôn và chuyển đi.
Những gì cô ấy cần là phương pháp quản lý “định hướng”, chỉ dẫn tận tay cho đến khi hiểu đầy đủ về công việc mới và trang bị năng lực để có thể t mình thực hiện tất cả các yêu cầu.
Hãy nhớ rằng bạn đã tốn nhiều thời gian và tiền bạc để hoàn thành quy trình tuyển dụng nhân sự , đừng để mất họ chỉ vì bạn không hoàn thành đầy đủ quy trình quản lý chuẩn mực ở mỗi giai đoạn khi họ làm quen với công việc.