Thuật tuyển dụng : Tố chất dự báo thành công

17/01/2023by myadmin0

Tố chất dự báo thành công

Một trong những khách hàng của tôi là một doanh nghiệp kế toán tầm cỡ thế giới, có lẽ là lớn nhất trên thế giới, với 120.000 nhân viên ở hàng chục quốc gia. Các nhà quản lý của công ty này đã chia sẻ với tôi một nghiên cứu nội bộ về những cuộc phỏng vấn tuyển dụng đầu tiên của họ với hàng nghìn nhân viên đã làm việc cho họ hơn 30 năm qua. Nghiên cứu này chỉ ra lý do khiến các nhà quản lý đưa ra quyết định tuyển dụng mỗi ứng viên ngay từ đầu và sự thành công của mỗi ứng viên qua nhiều năm.

Những gì họ phát hiện ra khá thú vị. Họ khám phá ra rằng một trong những phẩm chất hàng đầu tiên đoán sự thành công của một ứng viên làm việc cho một công ty đa quốc gia lớn là mỗi cá nhân thực sự muốn làm việc cho công ty này và không làm ở bất cứ nơi nào khác.

Tự lựa chọn

Tinh thần này gọi là “tự lựa chọn”. Với tinh thần này, các nhà quản lý chỉ phỏng vấn những ứng viên vượt trội nhất với điểm số xuất sắc đến từ các trường đại học hàng đầu. Những ứng viên này có quyền lựa chọn làm việc cho nhiều công ty khác. Nhưng sau quá trình phỏng vấn, những ứng viên thực sự có mong muốn làm việc cho công ty đã đạt được thành công dài lâu trong công việc.

Lòng khát khao chính là điều then chốt. Mỗi ứng viên tìm đến bạn, sau khi gặp gỡ bạn hai hoặc ba lần, họ nói: “Tôi thực sự muốn làm công việc này! Tôi muốn làm việc tại đây! Tôi không muốn làm việc cho bất cứ công ty nào khác ngoài công ty này. Tôi muốn xây dựng sự nghiệp của mình ở công ty này.”

Đây chính xác là những gì bạn đang tìm kiếm. Nếu một người thực sự muốn làm việc cho công ty của bạn thì đây là một dấu hiệu rất tốt cho biết thành công dài lâu của người đó trong công việc.

Tuyển dụng người tốt nhất

Làm sao để bạn khuyến khích hoặc khơi mào cho tinh thần “tự lựa chọn”? Hãy bắt đầu từ đầu. Hãy bắt đầu bằng việc mô tả toàn bộ nội dung công việc cho ứng viên, những điều được kỳ vọng, mục tiêu và cơ hội, sau đó không đề nghị hoặc tỏ ý muốn tuyển dụng họ. Thay vào đó, hãy khuyến khích họ suy nghĩ về những gì được chia sẻ.

Hãy nói “Bạn có vẻ là một nhân viên khá tốt. Công việc này có vẻ phù hợp với bạn. Tại sao bạn không suy nghĩ thêm rồi gọi lại sau vài ngày và chia sẻ với tôi những gì bạn nghĩ.”

Mặt khác, dù cho ứng viên hấp dẫn như thế nào thì hãy thực hiện “tâm lý học nghịch đảo” (reverse psychology), khuyến khích người khác dành thời gian để suy nghĩ về quyết định, thảo luận công việc với vợ hoặc chồng của họ, rồi xem xét nó ở vài khía cạnh mà không chịu bất cứ áp lực hay sự thúc ép nào.

Một số người cho rằng nếu bạn tìm được đúng người, bạn nên tuyển dụng người đó ngay lập tức. Tôi không đồng ý. Một người thông minh mà tôi từng làm việc dưới quyền, người đã bắt đầu gây dựng cả một cơ nghiệp đáng giá hơn một tỷ đô-la từ những việc vụn vặt, đã chia sẻ rằng: “Những cơ hội và nhân viên dành cho công việc giống như những chuyến xe buýt. Sẽ luôn có một chiếc khác đến sau đó. Bạn không phải chạy theo sau chúng và không phải lo lắng nếu nhỡ một chuyến. Hãy luôn gi tâm thế chậm rãi khi đưa ra những quyết định dài hạn.”

Từ chối chịu sức ép

Nếu các ứng viên cố gắng gây áp lực cho bạn bằng cách nói rằng họ cần một quyết định ngay lập tức từ bạn vì có một công việc khác đang chờ họ thì bạn hãy trả lời rằng: “Được thôi, bạn nên nhận công việc kia.” Nếu một ứng viên sẵn lòng chấp nhận ngay lập tức lời đề nghị tuyển dụng của bạn thì người đó có thể sẽ không làm việc với bạn lâu dài.

Khi ứng viên đã suy nghĩ kỹ càng rồi quay lại nói với bạn rằng họ thực sự muốn làm việc cho công ty bạn thì hãy hỏi: “Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?” Câu trả lời của họ nên là: “Tôi thật sự thích công ty này và tôi biết mình có thể làm tốt công việc ở đây.”

Sau đó, bạn hãy hỏi: “Bạn cảm thấy mình có thể đóng góp cụ thể như thế nào?” Điều bạn tìm kiếm là sự cẩn trọng và thông minh của ứng viên khi họ đóng góp giá trị của mình cho công ty.

Có thể trả lời tốt những câu hỏi này nghĩa là người đó đã hoàn thành một nửa chặng đường để trở thành một nhân viên giỏi. Khi họ có một câu trả lời thông minh nghĩa là họ đã suy nghĩ về sự đóng góp của mình.

Tự chọn công việc cho mình

Một công ty thành công ở New York đã sở hữu quy trình tuyển dụng ưu việt nhất. Họ sử dụng Quy tắc số 3 (hoặc nhiều hơn) cho việc phỏng vấn, các nhà quản lý của công ty cho ứng viên tham gia một chuỗi các cuộc thảo luận, sau đó, khi quyết định tuyển ứng viên nào, họ sẽ để ứng viên đó t lựa chọn công việc cho chính mình.

Họ dẫn ứng viên trở lại nhà máy, để anh ta đi dạo xung quanh và trao đổi với những nhân viên khác đang làm nhiều công việc khác nhau. Ứng viên được khuyến khích làm vậy cho đến khi tìm ra công việc mình thích và nhóm nhân viên mà anh ấy cảm thấy vui vẻ khi làm việc cùng. Sau đó, anh ấy sẽ dừng lại tìm hiểu công việc và bắt tay vào làm. Đây là điểm chót của tinh thần “tự lựa chọn”.

Sử dụng hệ thống này, công ty đã đạt được sự ghi nhận đáng ngạc nhiên về năng suất làm việc cao và t lệ thay đổi nhân viên thấp. Điều này có thể không thích hợp cho công ty của bạn, nhưng đây là một phương pháp bạn có thể nghĩ đến. Không ít trường hợp bạn tuyển dụng một người xuất sắc nhưng thực ra người đó lại phù hợp với một vị trí khác hơn là vị trí mà bạn đã tuyển dụng – một vị trí mà anh ta có thể đóng góp nhiều giá trị hơn cho công ty của bạn. Tôi đã chứng kiến việc này nhiều lần trong suốt những năm qua.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *